Submitted by editor on 02/07/2021 - 14:34

Bệnh viêm gan B là một bệnh lý về gan do virus HBV – Hepatitis B gây ra. Loại virus này làm hủy hoại các tế bào gan, làm cho các chức năng gan hoạt động kém, từ đó dẫn đến tình trạng viêm gan B cấp tính và mãn tính.

Hiện nay, virut viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Ở Việt Nam hiện nay số người nhiễm virut viêm gan b chiếm khoảng 20% dân số.

Virus HBV có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục (không an toàn) và lây truyền từ mẹ sang con lúc mẹ bầu chuyển dạ.

Hiện chưa có một phương thuốc đặc trị này có thể chữa dứt điểm bệnh viêm gan B. Tiêm vắc xin được coi là biện pháp phòng ngừa bệnh một cách chủ động và hiệu quả nhất hiện nay.

Thông tin vắc xin Engerix B (Bỉ)

Vắc xin Engerix B 10mcg/0.5ml của Bỉ phòng ngừa viêm gan B được dùng để chủng ngừa cho trẻ sơ sinh đến 19 tuổi (bao gồm cả tuổi 19).

Vắc xin Engerix B 20mcg/1ml của Bỉ phòng ngừa viêm gan B được dùng để chủng ngừa cho người từ 20 tuổi trở lên.

Nguồn gốc:

Glaxo Smith Kline (Bỉ)

Chỉ định:

Vắc xin Engerix-B phòng bệnh viêm gan B cho tất cả các đối tượng chưa có kháng thể chống viêm gan B. Tất cả các lứa tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt đặc biệt các quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao như Việt Nam.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo chủng ngừa Engerix B:

  • Nhân viên Y tế
  • Bệnh nhân thường xuyên nhận các chế phẩm từ máu.
  • Nhân viên và cư dân trong các nhà dưỡng lão hoặc các trại cứu tế.
  • Người có nguy cơ cao do hành vi hoạt động tình dục.
  • Người du lịch đến những vùng có viêm gan B lưu hành cao
  • Trẻ sinh ra từ người mẹ mang HBV.
  • Những người đến từ các vùng có viêm gan B lưu hành cao.
  • Bệnh nhân thiếu máu do hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh nhân nhận ghép tạng.
  • Người tiếp xúc gần gũi trong gia đình với một tỏng các nhóm trên hoặc với bệnh nhân nhiễm HBV cấp hay mạn tính.
  • Đối tượng có bệnh gan mạn tính hoặc có nguy cơ phát triển bệnh gan mạn tính.
  • Những đối tượng khác: cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, quân nhân và những người có khả năng phơi nhiễm với HBV do công việc hoặc cách sống của họ.

Lịch tiêm phòng:

Lịch tiêm chủng cơ bản: có thể lựa chọn 1 trong 2 cách tiêm sau:

Cách 1: hiệu giá kháng thể đạt nhanh.

Mũi 1: lần đầu đến tiêm. (Với trẻ sơ sinh là tháng đầu tiên sau khi sinh)

Mũi 2: sau mũi 1 một tháng.

Mũi 3: sau mũi 2 một tháng.

Mũi 4 sau mũi 1 mười hai tháng.

Cách 2: hiệu giá kháng thể đạt cao sau 3 mũi tiêm.

Mũi 1: lần đầu đến tiêm. (Với trẻ sơ sinh là tháng đầu tiên sau khi sinh)

Mũi 2: sau mũi 1 một tháng.

Mũi 3: sau mũi 1 sáu tháng.

** Lịch chủng ngừa nhanh: dành cho các đối tượng ≥ 20 tuổi cần hiệu quả bảo vệ nhanh (bị đâm phải kim tiêm nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B; hoặc chuẩn bị đi vào vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao…)

Cách 3:

Mũi 1: lần đầu đến tiêm.

Mũi 2: sau mũi 1 bảy ngày.

Mũi 3: sau mũi 1 hai mốt ngày (21 ngày).

Mũi 4: sau mũi 1 mười hai tháng.

Đường tiêm:

Engerix B được chỉ định tiêm bắp (vùng cơ delta).

Chống chỉ định:

Không nên dùng Engerix-B cho những đối tượng được biết là quá mẫn cảm với một trong các thành phần của vaccin, hoặc những đối tượng có biểu hiện mẫn cảm với vắc xin ở lần tiêm trước.

Nhiễm HIV không được xem là chống chỉ định đối với việc chủng ngừa viêm gan B.

Thận trọng khi sử dụng:

Nên hoãn tiêm vắc xin cho những đối tượng đang sốt cao cấp tính. Tuy nhiên những trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì không có chống chỉ định tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Do thời kỳ ủ bệnh của viêm gan B dài, có thể vào lúc chủng ngừa bệnh nhân đã bị nhiễm virus mà không biết; trong những trường hợp như vậy, vắc xin có thể không ngăn ngừa được sự lây nhiễm viêm gan B.

Sự đáp ứng miễn dịch của vắc xin viêm gan B còn phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi cao (như người trên 40 tuổi), nam giới trên 40 tuổi, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, thói quen hút thuốc lá, đường tiêm không thích hợp (mông, trong da), người nhiễm HIV,… Những đối tượng này thường có đáp ứng miễn dịch kém hơn, vì vậy nên cân nhắc liều bổ sung.

Tác dụng không mong muốn:

Rất phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/10): cáu gắt, đau và đỏ chỗ tiêm, mệt mỏi

Phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): Mất cảm giác ngon miệng, đau đầu, ngủ gà, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sưng tại chỗ tiêm, khó chịu, chai cứng chỗ tiêm, sốt

Không phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): Chóng mặt, đau cơ hoặc có các biểu hiện giống cúm.

Hiếm (tỉ lệ ≥ 1/10.000 và < 1/1000 ): Bệnh lý mạch bạch huyết, rối loạn cảm giác, phát ban, ngứa, nổi mề đay, đau khớp.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)

Ảnh vaccine
Phân nhóm vaccine
ENGERIX B (BỈ) - Vắc xin phòng bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B là một bệnh lý về gan do virus HBV – Hepatitis B gây ra. Loại virus này làm hủy hoại các tế bào gan, làm cho các chức năng gan hoạt động kém, từ đó dẫn đến tình trạng viêm gan B cấp tính và mãn tính.

Hiện nay, virut viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Ở Việt Nam hiện nay số người nhiễm virut viêm gan b chiếm khoảng 20% dân số.

Virus HBV có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục (không an toàn) và lây truyền từ mẹ sang con lúc mẹ bầu chuyển dạ.

Hiện chưa có một phương thuốc đặc trị này có thể chữa dứt điểm bệnh viêm gan B. Tiêm vắc xin được coi là biện pháp phòng ngừa bệnh một cách chủ động và hiệu quả nhất hiện nay.

Thông tin vắc xin Engerix B (Bỉ)

Vắc xin Engerix B 10mcg/0.5ml của Bỉ phòng ngừa viêm gan B được dùng để chủng ngừa cho trẻ sơ sinh đến 19 tuổi (bao gồm cả tuổi 19).

Vắc xin Engerix B 20mcg/1ml của Bỉ phòng ngừa viêm gan B được dùng để chủng ngừa cho người từ 20 tuổi trở lên.

Nguồn gốc:

Glaxo Smith Kline (Bỉ)

Chỉ định:

Vắc xin Engerix-B phòng bệnh viêm gan B cho tất cả các đối tượng chưa có kháng thể chống viêm gan B. Tất cả các lứa tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt đặc biệt các quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao như Việt Nam.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo chủng ngừa Engerix B:

  • Nhân viên Y tế
  • Bệnh nhân thường xuyên nhận các chế phẩm từ máu.
  • Nhân viên và cư dân trong các nhà dưỡng lão hoặc các trại cứu tế.
  • Người có nguy cơ cao do hành vi hoạt động tình dục.
  • Người du lịch đến những vùng có viêm gan B lưu hành cao
  • Trẻ sinh ra từ người mẹ mang HBV.
  • Những người đến từ các vùng có viêm gan B lưu hành cao.
  • Bệnh nhân thiếu máu do hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh nhân nhận ghép tạng.
  • Người tiếp xúc gần gũi trong gia đình với một tỏng các nhóm trên hoặc với bệnh nhân nhiễm HBV cấp hay mạn tính.
  • Đối tượng có bệnh gan mạn tính hoặc có nguy cơ phát triển bệnh gan mạn tính.
  • Những đối tượng khác: cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, quân nhân và những người có khả năng phơi nhiễm với HBV do công việc hoặc cách sống của họ.

Lịch tiêm phòng:

Lịch tiêm chủng cơ bản: có thể lựa chọn 1 trong 2 cách tiêm sau:

Cách 1: hiệu giá kháng thể đạt nhanh.

Mũi 1: lần đầu đến tiêm. (Với trẻ sơ sinh là tháng đầu tiên sau khi sinh)

Mũi 2: sau mũi 1 một tháng.

Mũi 3: sau mũi 2 một tháng.

Mũi 4 sau mũi 1 mười hai tháng.

Cách 2: hiệu giá kháng thể đạt cao sau 3 mũi tiêm.

Mũi 1: lần đầu đến tiêm. (Với trẻ sơ sinh là tháng đầu tiên sau khi sinh)

Mũi 2: sau mũi 1 một tháng.

Mũi 3: sau mũi 1 sáu tháng.

** Lịch chủng ngừa nhanh: dành cho các đối tượng ≥ 20 tuổi cần hiệu quả bảo vệ nhanh (bị đâm phải kim tiêm nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B; hoặc chuẩn bị đi vào vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao…)

Cách 3:

Mũi 1: lần đầu đến tiêm.

Mũi 2: sau mũi 1 bảy ngày.

Mũi 3: sau mũi 1 hai mốt ngày (21 ngày).

Mũi 4: sau mũi 1 mười hai tháng.

Đường tiêm:

Engerix B được chỉ định tiêm bắp (vùng cơ delta).

Chống chỉ định:

Không nên dùng Engerix-B cho những đối tượng được biết là quá mẫn cảm với một trong các thành phần của vaccin, hoặc những đối tượng có biểu hiện mẫn cảm với vắc xin ở lần tiêm trước.

Nhiễm HIV không được xem là chống chỉ định đối với việc chủng ngừa viêm gan B.

Thận trọng khi sử dụng:

Nên hoãn tiêm vắc xin cho những đối tượng đang sốt cao cấp tính. Tuy nhiên những trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì không có chống chỉ định tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Do thời kỳ ủ bệnh của viêm gan B dài, có thể vào lúc chủng ngừa bệnh nhân đã bị nhiễm virus mà không biết; trong những trường hợp như vậy, vắc xin có thể không ngăn ngừa được sự lây nhiễm viêm gan B.

Sự đáp ứng miễn dịch của vắc xin viêm gan B còn phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi cao (như người trên 40 tuổi), nam giới trên 40 tuổi, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, thói quen hút thuốc lá, đường tiêm không thích hợp (mông, trong da), người nhiễm HIV,… Những đối tượng này thường có đáp ứng miễn dịch kém hơn, vì vậy nên cân nhắc liều bổ sung.

Tác dụng không mong muốn:

Rất phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/10): cáu gắt, đau và đỏ chỗ tiêm, mệt mỏi

Phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): Mất cảm giác ngon miệng, đau đầu, ngủ gà, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sưng tại chỗ tiêm, khó chịu, chai cứng chỗ tiêm, sốt

Không phổ biến (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): Chóng mặt, đau cơ hoặc có các biểu hiện giống cúm.

Hiếm (tỉ lệ ≥ 1/10.000 và < 1/1000 ): Bệnh lý mạch bạch huyết, rối loạn cảm giác, phát ban, ngứa, nổi mề đay, đau khớp.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)