Submitted by editor on 02/07/2021 - 10:16

Bệnh uốn ván (tên khoa học là Tetanus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của trực khuẩn uốn ván (tên khoa học là Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

Thông thường, nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, cát bụi, phân người hoặc súc vật, nhiễm nha bào qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn.

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây nên. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là tổn thương chủ yếu ở vùng mũi, họng, thanh quản…Với những giả mạc kèm theo những biểu hiện nhiễm độc nặng.

Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp (ho, hắt hơi, nói chuyện…) thông qua dịch tiết từ mũi, họng của bệnh  nhân; đôi khi có thể lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn,…bị ô nhiễm mầm bệnh. Đối tượng mắc đa số là trẻ dưới 15 tuổi nhất là trẻ từ 1-9 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cáo ở trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu.

Đặc biệt bạch hầu ở thanh quản có những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ, biểu hiện trẻ khàn tiếng, khó thở và ngạt, khi đó trẻ lịm dần bất động tím tái rồi tử vong. Ngoại độc tố vi khuẩn bạch hầu còn gây biến chứng liệt hầu họng làm trẻ khó nuốt dễ bị sặc, liệt các chi, rối loạn nhịp tim dễ tử vong vì trụy tim mạch.

Thông tin vắc xin (td) uốn ván – bạch hầu hấp phụ

Vắc xin Uốn ván – Bạch hầu (vắc xin Td) là vắc xin phối hợp từ giải độc tố uốn ván, giải độc tố bạch hầu tinh chế và được hấp phụ bằng tá chất Aluminium phosphate.

Nguồn gốc:

Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (Việt Nam)

Chỉ định:

Dùng để gây miễn dịch nhằm phòng bệnh uốn ván và bạch hầu cho trẻ em lứa tuổi lớn (từ 7 tuổi trở lên) và người lớn.

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm bắp sâu.

Chống chỉ định:

  • Khi có biểu hiện dị ứng với kháng nguyên bạch hầu và uốn ván ở những lần tiêm trước.
  • Tạm hoãn tiêm vắc xin Td trong những trường hợp có bệnh nhiễm trùng cấp tính, sốt chưa rõ nguyên nhân.
  • Không tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như Hemophilia hoặc giảm tiểu cầu.

Lịch tiêm chủng:

+ Trường hợp A: Với đối tượng đã tiêm đủ liều miễn dịch cơ bản phòng bệnh bạch hầu và uốn ván thì tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin Td vào lứa tuổi thứ 7 và sau đó cứ 10 năm sau tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin Td.

+ Trường hợp B: Với trẻ em từ 7 tuổi trở lên mà trước đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván thì tiêm miễn dịch cơ bản 2 liều, liều thứ hai cách liều thứ nhất 1 tháng, sau 6 tháng tiêm nhắc 1 liều; và sau đó cứ 10 năm sau tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin Td.

Thận trọng khi sử dụng:

Thăm khám trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định, bảo đảm an toàn và hạn chế các tác dụng bất lợi của vắc xin trong lúc tiêm chủng.

- Không tiêm quá liều vắc xin

- Không tiêm vắc xin vào mạch máu, tránh sốc phản vệ.

- Đôi khi tại chỗ tiêm xuất hiện nốt cứng kéo dài 2 - 3 tuần rồi tự khỏi.

- Nếu tiêm cùng đợt với vắc xin khác hoặc huyết thanh miễn dịch thì tiêm vắc xin Td khác vị trí.

- Nếu tiêm nhầm vắc xin vào dưới da thì phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin chứa tá chất nhôm.

- Lắc tan đều trước khi dùng. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

- Không chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn:

Phản ứng tại chỗ như đau, quầng đỏ, sưng nhẹ tại vị trí tiêm (từ 10% - 75% trường hợp). Đôi khi có sốt nhẹ 38-39 độ C, vài ngày sau tự hết.

- Áp xe vô khuẩn khoảng 6 - 10 trường hợp/1 triệu liều.

- Có thể xuất hiện phản ứng phụ toàn thân như sốt, đau cơ cánh tay, đau đầu (khoảng 10% trường hợp).

- Các phản ứng phụ nói chung là nhẹ và tự khỏi. - Có thể xuất hiện viêm dây thần kinh ngoại biên, hội chứng Guillain-Barré nhưng rất hiếm gặp.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)

Ảnh vaccine
Phân nhóm vaccine
Td (VIỆT NAM) - Phòng bệnh Uốn ván, bạch hầu hấp thụ

Bệnh uốn ván (tên khoa học là Tetanus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của trực khuẩn uốn ván (tên khoa học là Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

Thông thường, nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, cát bụi, phân người hoặc súc vật, nhiễm nha bào qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn.

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây nên. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là tổn thương chủ yếu ở vùng mũi, họng, thanh quản…Với những giả mạc kèm theo những biểu hiện nhiễm độc nặng.

Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp (ho, hắt hơi, nói chuyện…) thông qua dịch tiết từ mũi, họng của bệnh  nhân; đôi khi có thể lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn,…bị ô nhiễm mầm bệnh. Đối tượng mắc đa số là trẻ dưới 15 tuổi nhất là trẻ từ 1-9 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cáo ở trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu.

Đặc biệt bạch hầu ở thanh quản có những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ, biểu hiện trẻ khàn tiếng, khó thở và ngạt, khi đó trẻ lịm dần bất động tím tái rồi tử vong. Ngoại độc tố vi khuẩn bạch hầu còn gây biến chứng liệt hầu họng làm trẻ khó nuốt dễ bị sặc, liệt các chi, rối loạn nhịp tim dễ tử vong vì trụy tim mạch.

Thông tin vắc xin (td) uốn ván – bạch hầu hấp phụ

Vắc xin Uốn ván – Bạch hầu (vắc xin Td) là vắc xin phối hợp từ giải độc tố uốn ván, giải độc tố bạch hầu tinh chế và được hấp phụ bằng tá chất Aluminium phosphate.

Nguồn gốc:

Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (Việt Nam)

Chỉ định:

Dùng để gây miễn dịch nhằm phòng bệnh uốn ván và bạch hầu cho trẻ em lứa tuổi lớn (từ 7 tuổi trở lên) và người lớn.

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm bắp sâu.

Chống chỉ định:

  • Khi có biểu hiện dị ứng với kháng nguyên bạch hầu và uốn ván ở những lần tiêm trước.
  • Tạm hoãn tiêm vắc xin Td trong những trường hợp có bệnh nhiễm trùng cấp tính, sốt chưa rõ nguyên nhân.
  • Không tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như Hemophilia hoặc giảm tiểu cầu.

Lịch tiêm chủng:

+ Trường hợp A: Với đối tượng đã tiêm đủ liều miễn dịch cơ bản phòng bệnh bạch hầu và uốn ván thì tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin Td vào lứa tuổi thứ 7 và sau đó cứ 10 năm sau tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin Td.

+ Trường hợp B: Với trẻ em từ 7 tuổi trở lên mà trước đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván thì tiêm miễn dịch cơ bản 2 liều, liều thứ hai cách liều thứ nhất 1 tháng, sau 6 tháng tiêm nhắc 1 liều; và sau đó cứ 10 năm sau tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin Td.

Thận trọng khi sử dụng:

Thăm khám trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định, bảo đảm an toàn và hạn chế các tác dụng bất lợi của vắc xin trong lúc tiêm chủng.

- Không tiêm quá liều vắc xin

- Không tiêm vắc xin vào mạch máu, tránh sốc phản vệ.

- Đôi khi tại chỗ tiêm xuất hiện nốt cứng kéo dài 2 - 3 tuần rồi tự khỏi.

- Nếu tiêm cùng đợt với vắc xin khác hoặc huyết thanh miễn dịch thì tiêm vắc xin Td khác vị trí.

- Nếu tiêm nhầm vắc xin vào dưới da thì phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin chứa tá chất nhôm.

- Lắc tan đều trước khi dùng. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

- Không chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn:

Phản ứng tại chỗ như đau, quầng đỏ, sưng nhẹ tại vị trí tiêm (từ 10% - 75% trường hợp). Đôi khi có sốt nhẹ 38-39 độ C, vài ngày sau tự hết.

- Áp xe vô khuẩn khoảng 6 - 10 trường hợp/1 triệu liều.

- Có thể xuất hiện phản ứng phụ toàn thân như sốt, đau cơ cánh tay, đau đầu (khoảng 10% trường hợp).

- Các phản ứng phụ nói chung là nhẹ và tự khỏi. - Có thể xuất hiện viêm dây thần kinh ngoại biên, hội chứng Guillain-Barré nhưng rất hiếm gặp.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)