Submitted by editor on 02/07/2021 - 10:18

Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ, phỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Herpesviridae, có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt ở trẻ dưới 15 tuổi. Thủy đậu tuy lành tính, nhưng lại rất dễ lây lan trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy gan, suy tạng, viêm não, bại não, nằm liệt giường…

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo, thời tiết giao mùa Đông Xuân là thời điểm lý tưởng bệnh thủy đậu bùng phát mạnh, số ca mắc bệnh tăng cao. Chỉ riêng năm 2017, cả nước đã có gần 39.000 trường hợp mắc, tăng gần 50% so với năm 2016. Theo thống kê từ Hội Y học Dự phòng Việt Nam, chỉ riêng năm 2018, cả nước có hơn 31.059 ca thủy đậu được ghi nhận

Mẹ bầu bị thủy đậu là mối đe dọa “kép” cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi vì có thể gây biến chứng nặng. Nếu mẹ bầu mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ, virus thủy đậu có thể gây sẩy thai, hoặc trẻ sẽ mắc một số dị tật bẩm sinh như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,…

Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả nhất là tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.

Thông tin vắc xin Varilix (Bỉ)

Vắc xin Varilrix (Bỉ) là vắc xin sống, giảm độc lực, được sử dụng để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho người từ 9 tháng tuổi và những người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh.

Varilrix được sản xuất và phát triển bởi hãng dược hàng đầu thế giới GlaxoSmithKline (GSK – Bỉ), có hiệu lực bảo vệ trẻ em và người lớn trước tác nhân gây bệnh thủy đậu lên đến hơn 96%, dựa trên kết quả nghiên cứu. Đây là một con số rất đáng kỳ vọng, đáp ứng được yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nguồn gốc:

GlaxoSmithKline (Bỉ)

Chỉ định:

Varilrix được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng trở lên.

 

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi

Chống chỉ định:

– Hoãn tiêm tiêm vắc xin Varilrix với những người đang sốt cao cấp tính.

– Chống chỉ định tiêm cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế nào nghiêm trọng như:

  • Người suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc có số lượng tế bào lympho ít hơn 1.200/mm3.
  • Người thiếu hụt khả năng miễn dịch tế bào như: bạch hầu, ung thư bạch huyết, loạn tạo máu, nhiễm HIV.
  • Bệnh nhân đang điều trị ức chế miễn dịch (bao gồm việc sử dụng liều cao corticosteroid).

– Chống chỉ định tiêm Varilrix cho người quá mẫn cảm với neomycin hoặc bất cứ thành phần khác có trong vắc xin.

– Không tiêm vắc xin cho những người có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm vắc xin thủy đậu trước đó. Không dùng cho phụ nữ mang thai, tốt nhất nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng 1 tháng trước khi mang thai.

Lịch tiêm chủng:

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), để phòng ngừa hiệu quả bệnh thủy đậu, vắc xin thủy đậu cần được tiêm 2 mũi với lịch tiêm cụ thể như sau:

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:

Lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 6 tuần.

Trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

Lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 6 tuần (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).

Thận trọng khi sử dụng:

Người được tiêm chủng có thể bị ngất xỉu sau hoặc thậm chí trước khi tiêm. Đây là một phản ứng tâm lý đối với mũi tiêm.

Dữ liệu về việc sử dụng Varilrix cho các đối tượng suy giảm miễn dịch còn hạn chế, do đó việc tiêm chủng cần thận trọng.

Không được tiêm Varilrix vào tĩnh mạch hoặc trong da.

Tác dụng không mong muốn:

Đối tượng khỏe mạnh:

  • Rất phổ biến (≥ 10%): đau, đỏ chỗ tiêm,
  • Phổ biến (≥1% và <10%): phát ban, sưng tại chỗ tiêm, sốt (nhiệt độ đo đường miệng/nách ≥ 37,5oC hoặc nhiệt độ hậu môn ≥38oC).
  • Không phổ biến (≥0.1% và <1%): nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm hầu họng, viêm hạch lympho, dễ cáu gắt, đau đầu, ngủ gà, ho, viêm mũi, buồn nôn, nôn, ban giống thủy đậu, ngứa, viêm khớp, đau cơ, sốt (nhiệt độ đo đường miệng/nách ≥39oC hoặc nhiệt độ hậu môn ≥39,5oC), mệt mỏi, khó chịu,
  • Hiếm gặp (≥0.01% và <0.1%): viêm màng kết mạc, đau bụng, tiêu chảy, mày đay
  • Nhìn chung, tính sinh phản ứng sau tiêm liều thứ 2 không cao hơn sau tiêm liều thứ nhất.

Bệnh nhân có nguy cơ cao:

  • Chủ yếu là sẩn mụn nước và sốt, thường nhẹ. Giống như người khỏe mạnh, ban đỏ, sưng và đau tại chỗ tiêm thường nhẹ và thoáng qua.

Giám sát hậu mại:

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Herpes Zoster.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn.
  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Co giật, mất điều hòa não bộ.
  • Bệnh nhân thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)

Ảnh vaccine
Phân nhóm vaccine
VARILIX (Bỉ)– Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu

Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ, phỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Herpesviridae, có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt ở trẻ dưới 15 tuổi. Thủy đậu tuy lành tính, nhưng lại rất dễ lây lan trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy gan, suy tạng, viêm não, bại não, nằm liệt giường…

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo, thời tiết giao mùa Đông Xuân là thời điểm lý tưởng bệnh thủy đậu bùng phát mạnh, số ca mắc bệnh tăng cao. Chỉ riêng năm 2017, cả nước đã có gần 39.000 trường hợp mắc, tăng gần 50% so với năm 2016. Theo thống kê từ Hội Y học Dự phòng Việt Nam, chỉ riêng năm 2018, cả nước có hơn 31.059 ca thủy đậu được ghi nhận

Mẹ bầu bị thủy đậu là mối đe dọa “kép” cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi vì có thể gây biến chứng nặng. Nếu mẹ bầu mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ, virus thủy đậu có thể gây sẩy thai, hoặc trẻ sẽ mắc một số dị tật bẩm sinh như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,…

Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả nhất là tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.

Thông tin vắc xin Varilix (Bỉ)

Vắc xin Varilrix (Bỉ) là vắc xin sống, giảm độc lực, được sử dụng để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho người từ 9 tháng tuổi và những người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh.

Varilrix được sản xuất và phát triển bởi hãng dược hàng đầu thế giới GlaxoSmithKline (GSK – Bỉ), có hiệu lực bảo vệ trẻ em và người lớn trước tác nhân gây bệnh thủy đậu lên đến hơn 96%, dựa trên kết quả nghiên cứu. Đây là một con số rất đáng kỳ vọng, đáp ứng được yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nguồn gốc:

GlaxoSmithKline (Bỉ)

Chỉ định:

Varilrix được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng trở lên.

 

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi

Chống chỉ định:

– Hoãn tiêm tiêm vắc xin Varilrix với những người đang sốt cao cấp tính.

– Chống chỉ định tiêm cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế nào nghiêm trọng như:

  • Người suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc có số lượng tế bào lympho ít hơn 1.200/mm3.
  • Người thiếu hụt khả năng miễn dịch tế bào như: bạch hầu, ung thư bạch huyết, loạn tạo máu, nhiễm HIV.
  • Bệnh nhân đang điều trị ức chế miễn dịch (bao gồm việc sử dụng liều cao corticosteroid).

– Chống chỉ định tiêm Varilrix cho người quá mẫn cảm với neomycin hoặc bất cứ thành phần khác có trong vắc xin.

– Không tiêm vắc xin cho những người có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm vắc xin thủy đậu trước đó. Không dùng cho phụ nữ mang thai, tốt nhất nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng 1 tháng trước khi mang thai.

Lịch tiêm chủng:

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), để phòng ngừa hiệu quả bệnh thủy đậu, vắc xin thủy đậu cần được tiêm 2 mũi với lịch tiêm cụ thể như sau:

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:

Lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 6 tuần.

Trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

Lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 6 tuần (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).

Thận trọng khi sử dụng:

Người được tiêm chủng có thể bị ngất xỉu sau hoặc thậm chí trước khi tiêm. Đây là một phản ứng tâm lý đối với mũi tiêm.

Dữ liệu về việc sử dụng Varilrix cho các đối tượng suy giảm miễn dịch còn hạn chế, do đó việc tiêm chủng cần thận trọng.

Không được tiêm Varilrix vào tĩnh mạch hoặc trong da.

Tác dụng không mong muốn:

Đối tượng khỏe mạnh:

  • Rất phổ biến (≥ 10%): đau, đỏ chỗ tiêm,
  • Phổ biến (≥1% và <10%): phát ban, sưng tại chỗ tiêm, sốt (nhiệt độ đo đường miệng/nách ≥ 37,5oC hoặc nhiệt độ hậu môn ≥38oC).
  • Không phổ biến (≥0.1% và <1%): nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm hầu họng, viêm hạch lympho, dễ cáu gắt, đau đầu, ngủ gà, ho, viêm mũi, buồn nôn, nôn, ban giống thủy đậu, ngứa, viêm khớp, đau cơ, sốt (nhiệt độ đo đường miệng/nách ≥39oC hoặc nhiệt độ hậu môn ≥39,5oC), mệt mỏi, khó chịu,
  • Hiếm gặp (≥0.01% và <0.1%): viêm màng kết mạc, đau bụng, tiêu chảy, mày đay
  • Nhìn chung, tính sinh phản ứng sau tiêm liều thứ 2 không cao hơn sau tiêm liều thứ nhất.

Bệnh nhân có nguy cơ cao:

  • Chủ yếu là sẩn mụn nước và sốt, thường nhẹ. Giống như người khỏe mạnh, ban đỏ, sưng và đau tại chỗ tiêm thường nhẹ và thoáng qua.

Giám sát hậu mại:

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Herpes Zoster.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn.
  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Co giật, mất điều hòa não bộ.
  • Bệnh nhân thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)