Submitted by editor on 02/07/2021 - 10:08

Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người. Tuy nhiên, bệnh dại có thể gặp ở cả động vật nuôi và động vật hoang dã. Bệnh dại lây truyền sang người qua vết cắn hoặc vết trầy xước, thường là qua tuyến nước bọt.

Bệnh dại có trên tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực, trên 95% trường hợp tử vong ở người xảy ra ở khu vực Châu Á và Châu Phi.

Bệnh dại tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, 100% người mắc dại sẽ tử vong nếu như không được tiêm phòng đầy đủ. Chính vì vậy, chủ động tiêm phòng bệnh dại là việc rất cần thiết.

Thông tin Vắc xin Indirab (Ấn Độ)

 Vắc xin Indirab phòng bệnh dại được sản xuất tại Ấn Độ được bào chế dạng bột đông khô pha tiêm.

Nguồn gốc:

Ấn Độ

Chỉ định:

Tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại để dự phòng và điều trị sau khi phơi nhiễm cho người ở tất cả các lứa tuổi.

Để tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại sau khi phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại và nghi ngờ bị dại).

Để tạo miễn dịch dự phòng của những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như bác sỹ thú y, nhân viên y tế, nhân viên làm việc trong rừng hoặc sở thú, thợ săn, nhân viên phòng thí nghiệm có tiếp xúc với nguyên liệu có nghi ngờ mang virus dại, người có vật nuôi trong nhà, người đến vùng có dịch bệnh dại và súc vật.

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm bắp (IM) 0,5ml: người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi. Không tiêm vò vùng mông.

Tiêm trong da (ID) 0,1ml : tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Chống chỉ định:

Trường hợp trước phơi nhiễm:

  • Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Trường hợp sau phơi nhiễm:

Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, do vậy không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.

Lịch tiêm chủng:

Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

  • Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày N0, N7 và N21 hoặc N28.
  • Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm. Các mũi nhắc tiếp theo cứ 5 năm tiêm 1 lần.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 5 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại và vắc xin dại.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại nuôi cấy trên tế bào: Tiêm 2 mũi vào ngày N0 và N3.

Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tuân thủ phác đồ”2-2-2-0-2”. Tiêm 4 lần x 2 mũi/1 lần: tiêm ở vị trí hai bên chi khác nhau, mỗi bên liều lượng 0.1ml, vào các ngày N0, N3, N7 và N28.
  • Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: Tiêm 0.1ml/1 mũi vào các ngày N0 và N3.

Thận trọng khi sử dụng:

Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.

Trì hoãn việc bắt đầu điều trị phi nhiễm, điều trị không triệt để hay không thường xuyên có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.

Tác dụng không mong muốn:

Các tác dụng phụ nhẹ tại chỗ tiêm và toàn thân như: đau tại chỗ tiêm, ngứa, sốt, chóng mặt đau đầu, đau khớp, đau cơ, các rối loạn dạ dày, ruột non (nôn, đau bụng) nói chung ít gặp. Hiếm hơn nữa là các phản ứng sốc phản vệ, mày đay.

Các kết quả nghiên cứu lâm sàng ghi nhận, một số tác dụng phụ trên hệ cơ quan như sau:

  • Phản ứng tại chỗ: đau, ngứa chỗ tiêm, quầng đỏ (2,60-27.94%)
  • Phản ứng toàn thân: sốt (1,4-9,0%), đau cơ, đau khớp (0,1-<5%)
  • Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi; chóng mặt, đau đầu (0,1-<5%)
  • Dạ dày, ruột: viêm dạ dày, nôn mửa,tiêu chảy, buồn nôn (0,1-<5%)

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)

Ảnh vaccine
Phân nhóm vaccine
INDIRAB (ẤN ĐỘ) - Vắc xin phòng bệnh dại

Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người. Tuy nhiên, bệnh dại có thể gặp ở cả động vật nuôi và động vật hoang dã. Bệnh dại lây truyền sang người qua vết cắn hoặc vết trầy xước, thường là qua tuyến nước bọt.

Bệnh dại có trên tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực, trên 95% trường hợp tử vong ở người xảy ra ở khu vực Châu Á và Châu Phi.

Bệnh dại tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, 100% người mắc dại sẽ tử vong nếu như không được tiêm phòng đầy đủ. Chính vì vậy, chủ động tiêm phòng bệnh dại là việc rất cần thiết.

Thông tin Vắc xin Indirab (Ấn Độ)

 Vắc xin Indirab phòng bệnh dại được sản xuất tại Ấn Độ được bào chế dạng bột đông khô pha tiêm.

Nguồn gốc:

Ấn Độ

Chỉ định:

Tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại để dự phòng và điều trị sau khi phơi nhiễm cho người ở tất cả các lứa tuổi.

Để tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại sau khi phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại và nghi ngờ bị dại).

Để tạo miễn dịch dự phòng của những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như bác sỹ thú y, nhân viên y tế, nhân viên làm việc trong rừng hoặc sở thú, thợ săn, nhân viên phòng thí nghiệm có tiếp xúc với nguyên liệu có nghi ngờ mang virus dại, người có vật nuôi trong nhà, người đến vùng có dịch bệnh dại và súc vật.

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm bắp (IM) 0,5ml: người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi. Không tiêm vò vùng mông.

Tiêm trong da (ID) 0,1ml : tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Chống chỉ định:

Trường hợp trước phơi nhiễm:

  • Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Trường hợp sau phơi nhiễm:

Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, do vậy không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.

Lịch tiêm chủng:

Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

  • Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày N0, N7 và N21 hoặc N28.
  • Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm. Các mũi nhắc tiếp theo cứ 5 năm tiêm 1 lần.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 5 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại và vắc xin dại.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại nuôi cấy trên tế bào: Tiêm 2 mũi vào ngày N0 và N3.

Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tuân thủ phác đồ”2-2-2-0-2”. Tiêm 4 lần x 2 mũi/1 lần: tiêm ở vị trí hai bên chi khác nhau, mỗi bên liều lượng 0.1ml, vào các ngày N0, N3, N7 và N28.
  • Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: Tiêm 0.1ml/1 mũi vào các ngày N0 và N3.

Thận trọng khi sử dụng:

Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.

Trì hoãn việc bắt đầu điều trị phi nhiễm, điều trị không triệt để hay không thường xuyên có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.

Tác dụng không mong muốn:

Các tác dụng phụ nhẹ tại chỗ tiêm và toàn thân như: đau tại chỗ tiêm, ngứa, sốt, chóng mặt đau đầu, đau khớp, đau cơ, các rối loạn dạ dày, ruột non (nôn, đau bụng) nói chung ít gặp. Hiếm hơn nữa là các phản ứng sốc phản vệ, mày đay.

Các kết quả nghiên cứu lâm sàng ghi nhận, một số tác dụng phụ trên hệ cơ quan như sau:

  • Phản ứng tại chỗ: đau, ngứa chỗ tiêm, quầng đỏ (2,60-27.94%)
  • Phản ứng toàn thân: sốt (1,4-9,0%), đau cơ, đau khớp (0,1-<5%)
  • Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi; chóng mặt, đau đầu (0,1-<5%)
  • Dạ dày, ruột: viêm dạ dày, nôn mửa,tiêu chảy, buồn nôn (0,1-<5%)

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)