Submitted by editor on 02/07/2021 - 10:11

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn yếm khí Clostridium tetani gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hàng trăm nghìn người tử vong do căn bệnh này. Uốn ván cực kỳ nguy hiểm, khi bệnh trở nặng và không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong vì suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn thần kinh tự chủ.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh uốn ván:

  • Suy giảm hệ miễn dịch, không tiêm vắc xin uốn ván
  • Không được thuốc tiêm phòng TIG kịp thời để chống lại bệnh uốn ván;
  • Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác;
  • Mô bị tổn thương nhiều
  • Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương.

Những vết thương sau là điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh uốn ván:

  • Vết thương hở, bao gồm xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm
  • Vết thương nhiễm bẩn, nhiều dị vật
  • Vết thương do đạn bắn
  • Gãy xương hở
  • Bỏng
  • Vết thương do phẫu thuật
  • Vết cắn của động vật

Tiêm vắc xin huyết thanh phòng uốn ván là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.

Thông tin Vắc xin huyết thanh uốn ván SAT (Việt Nam)

Huyết thanh phòng uốn ván SAT được dùng để phòng ngừa uốn ván ở người vừa mới bị vết thương có thể nhiễm bào tử uốn ván, bao gồm những người không tiêm ngừa uốn ván trong 10 năm gần đây, hoặc không nhớ rõ lịch tiêm uốn ván. Liều 1.500 UI/ml nên được tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị thương. Trẻ em và người lớn dùng liều như nhau.

Huyết thanh kháng độc tố uốn ván (HTKĐTUV) tinh chế là dạng dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ huyết tương ngựa, sau khi gây miễn dịch, chứa kháng thể đặc hiệu kháng độc tố uốn ván.

Nguồn gốc:

Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam

Chỉ định:

-   Dự phòng bệnh uốn ván trong trường hợp bị các vết thương,vết cắn súc vật.

-   Điều trị bệnh nhân bị bệnh uốn ván (khi đã có triệu chứng bệnh).

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm bắp

Chống chỉ định:

-   Những trường hợp có tiền sử dị ứng với HTKĐTUV nguồn gốc ngựa. Những trường hợp này nếu bắt buộc dùng nên dùng loại huyết thanh uốn ván nguồn gốc người.

-   Phụ nữ đang mang thai.

Lịch tiêm chủng:

Dự phòng sau khi bị thương:

Nhất thiết phải dùng phương pháp Besredka: Tiêm 0.1ml, chờ nửa giờ, tiêm 0.25ml, chờ 1/2 giờ, nếu không phản ứng, tiêm hết liều còn lại. Liều thông thường HTKĐTUV ở người lớn và trẻ em để dự phòng sau khi bị thương là 1500 đvqt, tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Tăng liều gấp đôi đối với vết thương dễ gây uốn ván hoặc chậm trễ khi bắt đầu tiêm phòng hoặc ở người có thể trọng quá cao.

Điều trị uốn ván:

Mặc dù liều điều trị tối ưu và liều có hiệu quả trong điều trị bệnh uốn ván còn chưa được xác định, liều khuyên dùng cho người lớn và trẻ em là 3000 – 6000 đơn vị.

Uốn ván sơ sinh: 5000 – 10 000 đvqt,

Trẻ em và người lớn: 50 000 – 100 000 đvqt, tiêm dưới da 1/2 liều và nửa còn lại tiêm bắp.

Thận trọng khi sử dụng:

-   Cần phải tìm hiểu tiền sử  dị ứng của bệnh nhân, sẵn sàng thuốc và các biện pháp chống sốc.

-   Thử phản ứng mẫn cảm thuốc trước khi tiêm.

-   Những trường hợp trước đây chưa dùng huyết thanh từ ngựa, tiêm 1 lần hết liều.

-   Những trường hợp có kết quả phản ứng mẫn cảm dương tính thì phải dùng phương pháp giải mẫn cảm Besredka như sau: tiêm bắp hoặc dưới da liều 0,1 ml, theo dõi 30 phút, nếu không có phản ứng, tiếp tục tiêm liều 0,25 ml theo dõi 30 phút, nếu không có phản ứng xảy ra tiêm hết liều còn lại.

-   Trường hợp cần thiết có thể dùng các thuốc kháng histamin trước khi tiêm huyết thanh.

-   Thời kỳ cho con bú: hiện tại không có dữ liệu về vấn đề này.

Tác dụng không mong muốn:

-   Những người có cơ địa dị ứng, người dùng huyết thanh nhiều lần thường có nguy cơ phản ứng dị ứng với huyết thanh như nổi mề đay, ngứa phù, viêm thận, trường hợp nặng có thể bị choáng, sốc phản vệ.

-   Biểu hiện dị ứng có thể xảy ra ngay tức thời sau khi dùng huyết thanh, sau vài giờ hoặc 7 đến 10 ngày sau khi tiêm.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)

Ảnh vaccine
Phân nhóm vaccine
SAT (VIỆT NAM) - Vắc xin huyết thanh phòng bệnh uốn ván

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn yếm khí Clostridium tetani gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hàng trăm nghìn người tử vong do căn bệnh này. Uốn ván cực kỳ nguy hiểm, khi bệnh trở nặng và không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong vì suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn thần kinh tự chủ.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh uốn ván:

  • Suy giảm hệ miễn dịch, không tiêm vắc xin uốn ván
  • Không được thuốc tiêm phòng TIG kịp thời để chống lại bệnh uốn ván;
  • Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác;
  • Mô bị tổn thương nhiều
  • Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương.

Những vết thương sau là điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh uốn ván:

  • Vết thương hở, bao gồm xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm
  • Vết thương nhiễm bẩn, nhiều dị vật
  • Vết thương do đạn bắn
  • Gãy xương hở
  • Bỏng
  • Vết thương do phẫu thuật
  • Vết cắn của động vật

Tiêm vắc xin huyết thanh phòng uốn ván là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.

Thông tin Vắc xin huyết thanh uốn ván SAT (Việt Nam)

Huyết thanh phòng uốn ván SAT được dùng để phòng ngừa uốn ván ở người vừa mới bị vết thương có thể nhiễm bào tử uốn ván, bao gồm những người không tiêm ngừa uốn ván trong 10 năm gần đây, hoặc không nhớ rõ lịch tiêm uốn ván. Liều 1.500 UI/ml nên được tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị thương. Trẻ em và người lớn dùng liều như nhau.

Huyết thanh kháng độc tố uốn ván (HTKĐTUV) tinh chế là dạng dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ huyết tương ngựa, sau khi gây miễn dịch, chứa kháng thể đặc hiệu kháng độc tố uốn ván.

Nguồn gốc:

Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam

Chỉ định:

-   Dự phòng bệnh uốn ván trong trường hợp bị các vết thương,vết cắn súc vật.

-   Điều trị bệnh nhân bị bệnh uốn ván (khi đã có triệu chứng bệnh).

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm bắp

Chống chỉ định:

-   Những trường hợp có tiền sử dị ứng với HTKĐTUV nguồn gốc ngựa. Những trường hợp này nếu bắt buộc dùng nên dùng loại huyết thanh uốn ván nguồn gốc người.

-   Phụ nữ đang mang thai.

Lịch tiêm chủng:

Dự phòng sau khi bị thương:

Nhất thiết phải dùng phương pháp Besredka: Tiêm 0.1ml, chờ nửa giờ, tiêm 0.25ml, chờ 1/2 giờ, nếu không phản ứng, tiêm hết liều còn lại. Liều thông thường HTKĐTUV ở người lớn và trẻ em để dự phòng sau khi bị thương là 1500 đvqt, tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Tăng liều gấp đôi đối với vết thương dễ gây uốn ván hoặc chậm trễ khi bắt đầu tiêm phòng hoặc ở người có thể trọng quá cao.

Điều trị uốn ván:

Mặc dù liều điều trị tối ưu và liều có hiệu quả trong điều trị bệnh uốn ván còn chưa được xác định, liều khuyên dùng cho người lớn và trẻ em là 3000 – 6000 đơn vị.

Uốn ván sơ sinh: 5000 – 10 000 đvqt,

Trẻ em và người lớn: 50 000 – 100 000 đvqt, tiêm dưới da 1/2 liều và nửa còn lại tiêm bắp.

Thận trọng khi sử dụng:

-   Cần phải tìm hiểu tiền sử  dị ứng của bệnh nhân, sẵn sàng thuốc và các biện pháp chống sốc.

-   Thử phản ứng mẫn cảm thuốc trước khi tiêm.

-   Những trường hợp trước đây chưa dùng huyết thanh từ ngựa, tiêm 1 lần hết liều.

-   Những trường hợp có kết quả phản ứng mẫn cảm dương tính thì phải dùng phương pháp giải mẫn cảm Besredka như sau: tiêm bắp hoặc dưới da liều 0,1 ml, theo dõi 30 phút, nếu không có phản ứng, tiếp tục tiêm liều 0,25 ml theo dõi 30 phút, nếu không có phản ứng xảy ra tiêm hết liều còn lại.

-   Trường hợp cần thiết có thể dùng các thuốc kháng histamin trước khi tiêm huyết thanh.

-   Thời kỳ cho con bú: hiện tại không có dữ liệu về vấn đề này.

Tác dụng không mong muốn:

-   Những người có cơ địa dị ứng, người dùng huyết thanh nhiều lần thường có nguy cơ phản ứng dị ứng với huyết thanh như nổi mề đay, ngứa phù, viêm thận, trường hợp nặng có thể bị choáng, sốc phản vệ.

-   Biểu hiện dị ứng có thể xảy ra ngay tức thời sau khi dùng huyết thanh, sau vài giờ hoặc 7 đến 10 ngày sau khi tiêm.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)