Submitted by editor on 02/07/2021 - 10:12

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong.

Ở Việt Nam, bệnh uốn ván phân bố rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước và có ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh uốn ván:

  • Suy giảm hệ miễn dịch, không tiêm vắc xin uốn ván
  • Không được thuốc tiêm phòng kịp thời để chống lại bệnh uốn ván;
  • Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác;
  • Mô bị tổn thương nhiều
  • Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương.

Những vết thương sau là điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh uốn ván:

  • Vết thương hở, bao gồm xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm
  • Vết thương nhiễm bẩn, nhiều dị vật
  • Vết thương do đạn bắn
  • Gãy xương hở
  • Bỏng
  • Vết thương do phẫu thuật
  • Vết cắn của động vật

Tiêm vắc xin uốn ván phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.

Thông tin vắc xin VAT (Việt Nam)

Vắc xin VAT (Việt Nam) phòng bệnh uốn ván VAT là hoạt chất có xuất xứ từ Việt Nam, chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, có khả năng tạo miễn dịch chủ động với kháng nguyên uốn ván khi tạo kích thích cho hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng độc tố riêng biệt. Đây là vắc xin phòng ngừa, không được chỉ định sử dụng trong điều trị uốn ván.

Nguồn gốc:

Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam

Chỉ định:

Dùng để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván.

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm bắp

Chống chỉ định:

-   Tạm hoãn trong những trường hợp bệnh cấp tính.

-   Không tiêm cho những bệnh nhân có biểu hiện dị ứng với lần tiêm trước.

-   Tránh dùng cho những người đã từng xảy ra các dấu hiệu hay triệu chứng thần kinh sau lần tiêm đầu tiên.

Lịch tiêm chủng:

Vắc xin VAT phòng uốn ván cho người lớn và trẻ em có lịch tiêm cơ bản 3 mũi như sau:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1

Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2

Tiêm nhắc mỗi 10 năm

  • Với thai phụ chưa tiêm lần nào thì tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng, liều thứ 2 kết thúc trước khi sinh 1 tháng.

Thận trọng khi sử dụng:

-   Vắc xin có thể bị ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch nếu dùng đồng thời với liệu pháp ức chế miễn dịch.

-   Có thể sưng hạch bạch huyết gần nơi tiêm.

-   Có thể gặp phản ứng nhẹ toàn thân  như đau đầu, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp.

-   Có thể bị rối loạn chức năng các dây thần kinh cánh tay, bả vai nhưng hiếp gặp, không liên quan đến thần kinh trung ương.

-   Nếu tiêm nhầm vào dưới da thì các phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin chứa muối nhôm.

-   Không tiêm vào tĩnh mạch để tránh sốc phản vệ.

-   Không nên tiêm quá liều.

-   Không chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn:

- Đôi khi có sốt, chỗ tiêm có xuất hiện quầng đỏ, đau, sưng nhẹ và tự mất đi.

- Có thể bị dị ứng trong những trường hợp tiêm nhắc lại nhiều lần.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)

Ảnh vaccine
Phân nhóm vaccine
VAT (VIỆT NAM) - Phòng bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong.

Ở Việt Nam, bệnh uốn ván phân bố rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước và có ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh uốn ván:

  • Suy giảm hệ miễn dịch, không tiêm vắc xin uốn ván
  • Không được thuốc tiêm phòng kịp thời để chống lại bệnh uốn ván;
  • Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác;
  • Mô bị tổn thương nhiều
  • Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương.

Những vết thương sau là điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh uốn ván:

  • Vết thương hở, bao gồm xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm
  • Vết thương nhiễm bẩn, nhiều dị vật
  • Vết thương do đạn bắn
  • Gãy xương hở
  • Bỏng
  • Vết thương do phẫu thuật
  • Vết cắn của động vật

Tiêm vắc xin uốn ván phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.

Thông tin vắc xin VAT (Việt Nam)

Vắc xin VAT (Việt Nam) phòng bệnh uốn ván VAT là hoạt chất có xuất xứ từ Việt Nam, chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, có khả năng tạo miễn dịch chủ động với kháng nguyên uốn ván khi tạo kích thích cho hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng độc tố riêng biệt. Đây là vắc xin phòng ngừa, không được chỉ định sử dụng trong điều trị uốn ván.

Nguồn gốc:

Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam

Chỉ định:

Dùng để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván.

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường dùng:

Tiêm bắp

Chống chỉ định:

-   Tạm hoãn trong những trường hợp bệnh cấp tính.

-   Không tiêm cho những bệnh nhân có biểu hiện dị ứng với lần tiêm trước.

-   Tránh dùng cho những người đã từng xảy ra các dấu hiệu hay triệu chứng thần kinh sau lần tiêm đầu tiên.

Lịch tiêm chủng:

Vắc xin VAT phòng uốn ván cho người lớn và trẻ em có lịch tiêm cơ bản 3 mũi như sau:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1

Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2

Tiêm nhắc mỗi 10 năm

  • Với thai phụ chưa tiêm lần nào thì tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng, liều thứ 2 kết thúc trước khi sinh 1 tháng.

Thận trọng khi sử dụng:

-   Vắc xin có thể bị ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch nếu dùng đồng thời với liệu pháp ức chế miễn dịch.

-   Có thể sưng hạch bạch huyết gần nơi tiêm.

-   Có thể gặp phản ứng nhẹ toàn thân  như đau đầu, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp.

-   Có thể bị rối loạn chức năng các dây thần kinh cánh tay, bả vai nhưng hiếp gặp, không liên quan đến thần kinh trung ương.

-   Nếu tiêm nhầm vào dưới da thì các phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin chứa muối nhôm.

-   Không tiêm vào tĩnh mạch để tránh sốc phản vệ.

-   Không nên tiêm quá liều.

-   Không chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn:

- Đôi khi có sốt, chỗ tiêm có xuất hiện quầng đỏ, đau, sưng nhẹ và tự mất đi.

- Có thể bị dị ứng trong những trường hợp tiêm nhắc lại nhiều lần.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)