Submitted by editor on 02/07/2021 - 09:48

Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người. Tuy nhiên, bệnh dại có thể gặp ở cả động vật nuôi và động vật hoang dã. Bệnh dại lây truyền sang người qua vết cắn hoặc vết trầy xước, thường là qua tuyến nước bọt.

Bệnh dại có trên tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực, trên 95% trường hợp tử vong ở người xảy ra ở khu vực Châu Á và Châu Phi.

Bệnh dại tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, 100% người mắc dại sẽ tử vong nếu như không được tiêm phòng đầy đủ. Chính vì vậy, chủ động tiêm phòng bệnh dại là việc rất cần thiết.

Thông tin Vắc xin Verorab (Pháp) 

Verorab phòng bênh dại được nhập khẩu về Việt Nam, và được sử dụng tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ.

Nguồn gốc:

Sanofi Pasteur - Pháp

Chỉ định:

Được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Có thể dụng vắc xin này trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường tiêm:

Tiêm bắp (vùng cơ delta): người lớn tiêm ở cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi.

Chống chỉ định:

Không dùng VERORAB:

Trước phơi nhiễm:

Nếu bạn bị sốt hay bệnh cấp tính: nên hoãn việc tiêm vắc xin.

Nếu bạn bị dị ứng với hoạt chất, với một trong các tá dược của vắc xin, với polymyxine B, với streptomycin hay với memycine.

Sau khi phơi nhiễm:

Vì bệnh dại luôn dẫn đến tử vong, nên không có chống chỉ định tiêm ngừa sau phơi nhiễm.

Lịch tiêm chủng:

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

  • Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28 hoặc 21
  • Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:

  • Phải sơ cứu và rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn Iod. Đưa Bệnh nhân tới Trung tâm điều trị bệnh dại.

Phác đồ tiêm bắp như sau:

  • Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Phác đồ tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên.

– Người chưa tiêm dự phòng: tuân thủ phác đồ “2-2-2-0-1-1”:

  • Hai mũi tiêm trong da vào 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0,3,7.
  • Một mũi tiêm trong da tại một vị trí vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90.

Ngoài ra phác đồ tiêm tại 2 vị trí “2-2-2-0-2” vào các ngày 0,3,7,28.

– Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Thận trọng khi sử dụng:

Không tiêm vào vùng mông.

Những người bị rối loạn chảy máu: có thể bị chảy máu, tụ máu tại chỗ.

Tác dụng không mong muốn:

Các phản ứng nhẹ tại nơi tiêm: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốt cứng tại nơi tiêm.

Các phản toàn thân: sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, rối loạn dạ dày – ruột (buồn nôn- đau bụng).

Cá biệt: phản ứng kiểu sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)

Ảnh vaccine
Phân nhóm vaccine
VERORAB (PHÁP) - Phòng bênh Dại

Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người. Tuy nhiên, bệnh dại có thể gặp ở cả động vật nuôi và động vật hoang dã. Bệnh dại lây truyền sang người qua vết cắn hoặc vết trầy xước, thường là qua tuyến nước bọt.

Bệnh dại có trên tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực, trên 95% trường hợp tử vong ở người xảy ra ở khu vực Châu Á và Châu Phi.

Bệnh dại tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, 100% người mắc dại sẽ tử vong nếu như không được tiêm phòng đầy đủ. Chính vì vậy, chủ động tiêm phòng bệnh dại là việc rất cần thiết.

Thông tin Vắc xin Verorab (Pháp) 

Verorab phòng bênh dại được nhập khẩu về Việt Nam, và được sử dụng tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ.

Nguồn gốc:

Sanofi Pasteur - Pháp

Chỉ định:

Được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Có thể dụng vắc xin này trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.

Liều dùng:

0,5ml/liều

Đường tiêm:

Tiêm bắp (vùng cơ delta): người lớn tiêm ở cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi.

Chống chỉ định:

Không dùng VERORAB:

Trước phơi nhiễm:

Nếu bạn bị sốt hay bệnh cấp tính: nên hoãn việc tiêm vắc xin.

Nếu bạn bị dị ứng với hoạt chất, với một trong các tá dược của vắc xin, với polymyxine B, với streptomycin hay với memycine.

Sau khi phơi nhiễm:

Vì bệnh dại luôn dẫn đến tử vong, nên không có chống chỉ định tiêm ngừa sau phơi nhiễm.

Lịch tiêm chủng:

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

  • Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28 hoặc 21
  • Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:

  • Phải sơ cứu và rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn Iod. Đưa Bệnh nhân tới Trung tâm điều trị bệnh dại.

Phác đồ tiêm bắp như sau:

  • Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Phác đồ tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên.

– Người chưa tiêm dự phòng: tuân thủ phác đồ “2-2-2-0-1-1”:

  • Hai mũi tiêm trong da vào 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0,3,7.
  • Một mũi tiêm trong da tại một vị trí vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90.

Ngoài ra phác đồ tiêm tại 2 vị trí “2-2-2-0-2” vào các ngày 0,3,7,28.

– Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Thận trọng khi sử dụng:

Không tiêm vào vùng mông.

Những người bị rối loạn chảy máu: có thể bị chảy máu, tụ máu tại chỗ.

Tác dụng không mong muốn:

Các phản ứng nhẹ tại nơi tiêm: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốt cứng tại nơi tiêm.

Các phản toàn thân: sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, rối loạn dạ dày – ruột (buồn nôn- đau bụng).

Cá biệt: phản ứng kiểu sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.

Bảo quản:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)